VỀ NGUỒN!
Hãy đăng ký làm thành viên để tự khẳng định mình.

Join the forum, it's quick and easy

VỀ NGUỒN!
Hãy đăng ký làm thành viên để tự khẳng định mình.
VỀ NGUỒN!
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

KĨ NĂNG SỐNG TẬP THỂ

Go down

KĨ NĂNG SỐNG TẬP THỂ Empty KĨ NĂNG SỐNG TẬP THỂ

Bài gửi  Admin Mon May 31, 2010 8:30 am

KĨ NĂNG SỐNG TẬP THỂ

Từ cuộc sống gia đình chuyển sang cuộc sống tập thể, thử thách mình trong môi trường mới, rất nhiều teen cảm thấy vô cùng bỡ ngỡ và không khỏi mắc phải những sai lầm.
Vì hoàn cảnh, bạn phải sống xa nhà, ở trọ hay ở kí túc xá, nhất là khi vào đại học. Từ cuộc sống gia đình chuyển sang cuộc sống tập thể, thử thách mình trong môi trường mới, rất nhiều teen cảm thấy vô cùng bỡ ngỡ và không khỏi mắc phải những sai lầm. Vậy làm sao để có thể hòa nhập vào môi trường tập thể một cách nhanh chóng và suông sẻ?
1. Chuyển riêng thành chung
Nếu ở nhà, bạn có thể ăn hết một cái bánh mà chẳng cần chia sẻ với ai, có thể bật nhạc to hết cỡ thậm chí có thể nhảy nhót theo nhạc một cách thoải mái, thế nhưng, khi sống trong tập thể, mọi chuyện sẽ có chút thay đổi. Có rất nhiều chữ “chung” mà bạn phải tập quen dần như ăn chung, dùng chung…Một phòng có 8 người, bạn chẳng thể nào sở hữu cả một túi cam to đùng mà không chia sẻ với ai, cũng chẳng thể nào chiều theo sở thích của riêng mình nhưng lại ảnh hưởng đến nhiều người khác.
T.Hằng (trường X) do chưa quen với lối sống “chung” nên những ngày đầu, cô bạn rất chi vô tư. Gia đình gửi lên rất nhiều thức ăn nhưng Hằng chỉ biết than thở “Nhiều thế này thì ăn sao cho hết” mà tuyệt nhiên không chia sẻ với bất cứ ai. Buổi tối, khi mọi người đã đi ngủ hết thì Hằng lại bật nhạc ầm ĩ như vẫn thường làm khi ở nhà. Điều đó đã gây khó chịu cho những bạn cùng phòng khiến không khí trong phòng vô cùng căng thẳng. Chuyện của phòng A, tại kí túc xá của trường B thì chỉ xoay quanh một chiếc…bóng đèn. Nguyên nhân là do một số thành viên trong phòng ngủ rất trễ nên không muốn tắt đèn sớm. Số khác thì lại muốn tắt đèn cho dễ ngủ. Vậy là phát sinh mâu thuẫn. Một phòng lại chia hai phe đấu đá lẫn nhau chỉ vì chiếc bóng đèn.
2. Nhưng vẫn tôn trọng cái riêng
Tuy sống tập thể là phải làm quen với chữ chung nhưng những vấn đề riêng tư của mỗi người vẫn rất cần được coi trọng. T.Huyền (trường THPT NCT) chia sẻ: “Tuy sống tập thể thì mọi thứ phải chia sẻ lẫn nhau nhưng vẫn có rất nhiều chuyện mà mỗi người luôn muốn giữ cho riêng mình và rất cần người khác tôn trọng sự riêng tư đó. Chẳng hạn như chuyện riêng trong gia đình, những cảm xúc vui bùôn bất chợt…thậm chí là vật dụng cá nhân”. Cô bạn cùng phòng của N.Như (trường H) lại mắc phải chứng bệnh “cầm nhầm” đồ của người khác. Dù đó là những đồ vật đã được cá nhân hóa rất rõ ràng nhưng cô nàng vẫn vô tư lấy dùng rồi bảo là…cầm nhầm. Như bức xúc: “Một lần nọ, mình đang vội đi thi nhưng tìm mãi vẫn không thấy chiếc đồng hồ ở đâu trong khi nhớ rõ ràng đã để vào giỏ xách. Hỏi ra mới biết cô bạn kia đã “mượn” đeo từ lúc nào không rõ. Tình trạng này xảy ra với hầu hết mọi người trong phòng nhưng mỗi khi góp ý thì cô bạn kia lại phớt lờ và tiếp tục tái diễn trò cũ”.
3. Chia sẻ và yêu thương
Đó chính là bí quyết quan trọng nhất giúp bạn thực sự tìm được gia đình thứ hai trong môi trường tập thể. Đừng ngần ngại chia sẻ và mở lòng ra với mọi người, bạn sẽ cảm nhận được sự gắn bó, hòa nhập giữa mình và tập thể. Thậm chí khi bạn cảm thấy không hài lòng với tập thể mình đang sinh sống, hãy thử tìm hiểu họ và dùng sự chân thành của mình để gắn kết các thành viên lại với nhau và với chính bản thân mình. Cuộc sống luôn cần sự sẻ chia và yêu thương.
Phạm Thị Phương Thanh

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 39
Join date : 22/04/2009

http://venguon1.friendhood.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết