KĨ NĂNG QUẢN LÝ BẢN THÂN.
Trang 1 trong tổng số 1 trang
KĨ NĂNG QUẢN LÝ BẢN THÂN.
KĨ NĂNG QUẢN LÝ BẢN THÂN.
1. Thế nào là kĩ năng quản lý bản thân?
Đó là những cách thức ( phương pháp, chiến thuật) của cá nhân giúp cho cá nhân đó có cuộc sống tốt đẹp hơn, bao gồm việc đặt mục tiêu, mục đích, xây dựng kế hoạch, lập chương trình thực hiện mục tiêu, tự tiến hành công việc và tự đánh giá kết quả.
Một người làm chủ bản thân, có kĩ năng quản lý bản thân biết: Mình muốn gì, không muốn gì, thuận lợi và khó khăn có thể gặp khi thực hiện mục tiêu, sự kiên định mục tiêu đã đề ra, biết điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp khi cần thiết, lường trước những hậu quả xấu có thể xảy ra và tìm được giải pháp khắc phục, đánh giá kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra.
Ví dụ: Một học sinh đặt mục tiêu phấn đấu trở thành học sinh giỏi trong năm học tới. Học sinh đó biết cách xác định:
- Tình trạng học tập của mình hiện nay ra sao ( Mới đang đứng thứ 15 trong lớp)
- Thế mạnh của mình khi theo đuổi mục tiêu ( Bố mẹ quan tâm, có chị gái học rất giỏi, có thể hỗ trợ, bản thân học khá nếu chăm chỉ hơn…)
- Điểm yếu của mình ( Ham chơi điện tử, dễ bị bạn bè lôi kéo)
- Cách khắc phục nhược điểm, điểm yếu của mình. ( Sẽ từ chối khi bạn rủ bỏ học đi chơi điện tử, sẽ tìm lý do thích hợp để từ chối…)
- Cách học tập để đạt mục tiêu ( Dành nhiều thời gian cho môn còn kém, cố gắng hoàn thành bài tập ở lớp, về nhà học cùng chị gái…)
- Đánh giá kết quả học tập của mình ( thông qua các bài kiểm tra, các lần xung phong lên bảng, sự đánh giá của bạn bè, thầy cô …)
Chúng ta nói một học sinh như vậy có kĩ năng làm chủ bản thân hay có kĩ năng quản lý bản thân.
2. Nội dung kĩ năng quản lý bản thân.
Xác định rõ ràng mục tiêu: Ví dụ: Mỗi ngày sẽ học 4 tiếng; chạy bộ 3 km buổi sáng; tự giặt quần áo.
Xác định rõ khi nào thì thực hiện những mục tiêu đề ra: Ví dụ: Hàng ngày; từ thứ hai đến thứ sáu; một tuần 2 lần; bất cứ lúc nào…
Ghi chép tiến trình hoàn thành hoặc không hoàn thành công việc đề ra: Ví dụ: Có tờ lịch treo trên tường, mỗi khi hoàn thành công việc nào đó, đánh dấu lên lịch để theo dõi.
Lắng nghe nhận xét của mọi người xung quanh. Nói cho mọi người biết mục tiêu phấn đấu của mình và tiến trình thực hiện. Nhờ người ta theo dõi, đánh giá, nhắc nhở mình trong quá trình thực hiện công việc. Nhờ người khác khen thưởng, động viên, khi bạn hoàn thành hoặc nhắc nhở, phạt mình khi mình chưa hoàn thành công việc.
Tự phạt mình khi không hoàn thành công việc hoặc giao hẹn với một ai đó theo dõi giúp mình. Nếu mình chưa hoàn thành một công việc nào đó đã đề ra, tự mình xử phạt mình hoặc nhờ người khác phạt mình để rèn tính kỉ luật cho bản thân. Ví dụ: Khi bạn không hoàn thành bài ở nhà, tự phạt mình bằng cách không được đi chơi bóng vào lúc 5 h chiều cùng các bạn. Hoặc, nếu bạn phạm một điều gì đó, bạn sẽ phải chiêu đãi bạn thân của mình một món ăn nào đó ( vừa túi tiền như que kem, gói ô mai nhỏ…)
Chia nhỏ nhiệm vụ, mục tiêu thành những mục tiêu nhỏ hơn. Ví dụ, để đạt mục tiêu “ Nói năng lưu loát ở chỗ đông người”, bạn hãy chia nhiệm vụ này thành những mốc nhỏ, cụ thể như: Có thể tự nhiên hơn khi lên bảng trả lời bài; Có thể đứng trước nhóm bạn thân, nói năng tự nhiên; Đứng trước lớp nói không run; Đứng trước lớp nói lưu loát; Đứng trước toàn trường nói năng lưu loát; Nói năng lưu loát ở bất cứ hoàn cảnh nào… Tham lam, nóng vội là nguyên nhân dẫn tới khó quản lý bản thân.
Loại trừ những trở ngại, cản trở trên bước đường bạn phấn đấu đạt mục tiêu. Tính nhút nhát, sự a dua theo bạn bè, sự cả nể, cả tin, những thói quen xấu… có thể ảnh hưởng tới việc đạt mục tiêu của bạn. Hãy lập kế hoạch loại trừ dần dần để con đường bạn đi quang đãng hơn, sáng sủa hơn.
Có kĩ năng làm chủ, quản lý bản thân tốt, bạn sẽ đạt được mọi ước mơ, mọi mục đích hợp lý của mình, dù đó là mục đích lớn hay một nhiệm vụ nhỏ.
I - KĨ NĂNG NHẬN THỨC BẢN THÂN
1. Kĩ năng nhận thức bản thân là gì?
Kĩ năng tự nhận thức bản thân là khả năng một người nhận biết đúng đắn rằng: mình là ai, sống trong hoàn cảnh nào, yêu thích điều gì, ghét điều gì, điểm mạnh và điểm yếu của mình ra sao, mình có thể thành công ở những lĩnh vực nào…
2. Tại sao chúng ta cần có kĩ năng nhận thức bản thân?
Kĩ năng nhận thức bản thân cần thiết vì:
- Nó giúp chúng ta ứng xử, hành động phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình.
- Nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy.
- Nhận ra điểm yếu để khắc phục.
- Biết rõ bản thân mình muốn gì, có những năng lực gì, gặp những khó khăn – thách thức nào… để có thể đặt muc tiêu cuộc sống cho phù hợp và khả thi.
3. Nội dung của kĩ năng nhận thức bản thân.
3. 1. Để có kĩ năng tự nhận thức bản thân, các bạn cần biết rõ:
Bạn là ai, là “ cái gì »
Bạn tự nhận thấy bản thân mình ra sao ?
Bạn có những điểm mạnh, điểm yếu nào ?
Bạn thường thành công trong những lĩnh vực nào ?
Bạn thường chưa thành công trong những hoạt động nào ?
Mục tiêu cuộc sống của bạn là gì ?
Bạn có những yếu tố thuận lợi nào để hoàn thành mục tiêu ?
Những trở ngại và thách thức đối với việc đạt mục tiêu của bạn là gì ?
Bạn có sở thích gì ?
3. 2. Bạn cũng cần biết :
Người khác đánh giá về bạn ra sao ?
Sự đánh giá của bạn về bản thân mình và sự đánh giá của người khác về bạn có trùng hợp nhau không ? Có điểm gì khác biệt ?
Những điểm mạnh cần phát huy và những điểm yếu cần khắc phục của bạn là gì ?
Bạn sẽ khắc phục điểm yếu của mình ra sao, ai sẽ hỗ trợ bạn…
4. Một số bài tập thực hành kĩ năng nhận thức bản thân.
Bạn hãy tập xác định :
Những môn học nào bạn học khá nhất, môn nào cần cố gắng nhiều hơn ?
Trong thời gian qua, thành công lớn nhất của bạn là gì ?
Chỉ ra những thất bại của bạn trong năm vừa qua.
Chỉ ra 3 điểm mạnh và 3 điểm yếu của bản thân và đưa ra kết luận về bản thân mình.
Similar topics
» Tầm quan trọng của nụ cười
» KỸ NĂNG GIAO TIẾP
» Làm thủ tục hải quan – giao nhận XNK giá rẻ
» Nâng cao các kĩ năng học tập
» KĨ NĂNG GHI NHỚ BÀI HỌC
» KỸ NĂNG GIAO TIẾP
» Làm thủ tục hải quan – giao nhận XNK giá rẻ
» Nâng cao các kĩ năng học tập
» KĨ NĂNG GHI NHỚ BÀI HỌC
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết