VỀ NGUỒN!
Hãy đăng ký làm thành viên để tự khẳng định mình.

Join the forum, it's quick and easy

VỀ NGUỒN!
Hãy đăng ký làm thành viên để tự khẳng định mình.
VỀ NGUỒN!
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

HỌC CÁCH HỌC

Go down

HỌC CÁCH HỌC Empty HỌC CÁCH HỌC

Bài gửi  hoangtd Tue Sep 20, 2011 6:34 pm

Học cách học
Trong tọa đàm Học cách học vừa diễn ra tại Hà Nội, Gs Jean Michel Djian, đến từ Đại học Paris 8, đã phân tích những vấn đề mà các hệ thống giáo dục đang gặp phải, trong đó có Việt Nam. Ông cho rằng, trường học chỉ nên dạy cách học, cho phép người học có thể làm chủ bản thân, thay vì tiếp nhận, học thuộc tất cả những gì thầy cô truyền đạt.

Chênh lệch giữa kiến thức học đường và thực tế
Từ khi ra đời đến nay, không thể phủ nhận trường học có vai trò đáng kể trong giáo dục tri thức. Tuy nhiên, hiện các trường học đang gặp khủng hoảng. Theo điều tra của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), những năm đầu thế kỷ XX trường học truyền đạt tới 80% kiến thức, thì đến cuối thế kỷ, hệ thống giáo dục chỉ truyền đạt 20% kiến thức; có tới một nửa học sinh đến trường THCS và THPT cảm thấy chán học. Các chuyên gia nhận thấy hệ thống giáo dục đang không giữ được vai trò vốn có. Ngày nay, có quá nhiều công cụ cung cấp nhiều tri thức cốt yếu mà ai cũng có thể tiếp cận được như internet, truyền hình, điện ảnh, sách... làm cho các giáo viên lúng túng. Pháp có khoảng 1 triệu giáo viên. Từ 30 năm trở lại đây, những cải cách lớn đã được thực hiện nhằm giúp giáo viên có những kiến thức về các công nghệ mới. Hiện Pháp đứng thứ 25 châu Âu về trang thiết bị trường học. Tuy nhiên, điều đó không giải quyết được gốc rễ của vấn đề. Tỷ lệ học sinh không quan tâm đến học hành tăng 100% trong vòng 15 năm. Đáng báo động hơn, 15% học sinh phổ thông không biết viết và đọc cho đúng. Không chỉ Pháp, hiện trên thế giới, số thanh niên đi học phổ thông, đại học rất lớn, nhưng thời gian đi học quá dài, kiến thức thực tế ít đã khiến họ không làm được việc khi ra trường, tình trạng thất nghiệp gia tăng. Trong khi đó, giáo dục ở châu Phi đang lo ngại về tình trạng mua bán kiến thức và tri thức. Việc coi trọng bằng cấp làm hại quá trình tiếp cận tri thức...
GS Jean Michel Djian cho rằng, khó khăn mà tất cả hệ thống giáo dục thế giới gặp phải là sự chênh lệch giữa kiến thức học đường và thực tế cuộc sống. Ở nhiều nơi, giáo dục đang dừng lại ở phạm vi quốc gia, trong khi tri thức lại toàn cầu hóa. Mặt khác, các trường học tiếp tục dạy theo hướng phân khúc kiến thức thành những mảng khác nhau, trong khi con người cần nhìn thế giới trong các mối liên hệ qua lại. Người giảng dạy cần truyền đạt theo hướng kết hợp các môn theo chiều ngang, ví dụ kết hợp văn và sử. Quan trọng hơn, trường học nên dạy cách học, cho phép người học có thể làm chủ bản thân và có khả năng phê bình phù hợp với thế giới phức tạp, thay vì tiếp nhận, học thuộc tất cả những gì thầy cô truyền đạt.
Thay đổi bắt đầu từ giáo viên
Thực tiễn của hệ thống giáo dục thế giới cho thấy, có thể đổi mới, đưa giáo dục ra khỏi khủng hoảng. Các quốc gia như Phần Lan, Hàn Quốc đã tìm được những hình thức, tiến trình phát triển giáo dục có hiệu năng. Trong đó, giáo dục Phần Lan được xếp hạng tốt nhất thế giới. Chìa khóa của hệ thống này là không chấm điểm học sinh cho đến khi 12 tuổi. Lý do là từ 0 - 12 tuổi, trẻ em phải tạo ra tình huống học, phải thấy tự tin vào bản thân, không có sự ganh đua với nhau. Cách đây 17 năm, chương trình này đã được thực hiện. Bên cạnh đó, ở các quốc gia này, giáo viên có quyền trong việc truyền đạt tri thức, được trả lương cao. Nhờ đó, tỷ lệ thanh niên Hàn Quốc, Phần Lan tham gia thị trường lao động là rất lớn.
Tuy nhiên, đó chỉ là một số ít hệ thống giáo dục đã nhận ra và kịp thời thay đổi nội dung, phương pháp giảng dạy, cách quản lý. GS Jean Michel Djian cho rằng: “Các trường học chắc chắn sẽ phải thay đổi. Tuy nhiên, tôi không tin có thể thành công từ một cuộc cách mạng giáo dục. Thay đổi này phải bắt đầu từ mỗi giáo viên”. Mỗi giáo viên phải tìm thấy thú vui trong việc truyền đạt kiến thức cho học sinh. Mặt khác, người học phải chủ động tiếp nhận tri thức, không nên thần thánh hóa trường học. Ví dụ, một sinh viên Pháp muốn trở thành nhà chiêm tinh giỏi nhất thế giới, anh ta không chỉ học ở Pháp mà có thể tìm tới trường tốt, thầy giỏi ở các quốc gia khác... Khi đó, giáo dục không dừng lại ở biên giới quốc gia, và có sự cạnh tranh, buộc các trường phải nỗ lực nâng cao chất lượng.
Lê Thủy

hoangtd

Tổng số bài gửi : 13
Join date : 21/11/2009

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết